CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG THĂNG TIẾN XIN KÍNH CHÀO QUÝ VỊ. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG PHẦN THÔ CHUẨN: 3.200.000đ-3.300.000đ/M2. ĐƠN GIÁ XÂY DỰNG TRỌN GÓI TỪ 4.750.000đ – 6.700.000 Đ/M2.

3 Sai lầm khi thi công chống thấm trần nhà, mái nhà

Đăng bởi Xây dựng Thăng Tiến vào lúc 06/04/2020

Sẽ ra sao nếu như một ngày bạn phát hiện trần nhà, mái nhà của mình bị thấm dột, xuống cấp? Đối với những căn nhà đã xây dựng lâu năm thì điều này lại càng khó tránh khỏi. Rêu mốc, thấm dột không chỉ gây mất mỹ quan cho ngôi nhà mà nó còn gây ra tâm lý lo sợ mỗi khi mưa bão. Và trong trường hợp này, thi công sửa nhà và chống thấm là điều bạn nên quan tâm.

Tuy nhiên, những bất cập trong quá trình sửa chữa này là gì? Làm sao để thi chống thấm tốt nhất cho trần nhà, mái nhà? Hãy cùng Xây Dựng Thăng Tiến điểm qua 3 sai lầm khi thi công chống thấm trần nhà, mái nhà dưới đây.

 

Chống thấm trần nhà

3 sai lầm “đố kỵ” khi thi công chống thấm trần nhà, mái nhà bạn cần biết

1. Sử dụng sơn chống thấm thông thường

Tưởng chừng như sơn chống thấm có thể giải quyết được 99% vấn đề thấm dột, rêu mốc như quảng cáo. Thế nhưng trong thực tế, khi thi công sửa nhà, sơn chống thấm lại là một khái niệm không mấy được tin dùng. Sở dĩ như vậy bởi trần nhà là nơi chịu nhiều áp lực nhất của ngôi nhà. Nguyên nhân chủ yếu là do sụt lún, cấu trúc bê tông bị phá hủy, rò rỉ đường ống cấp thoát nước hay đơn giản chỉ là do nước mưa ngấm trực tiếp. Vì thế các vết nứt, chân chim, bong tróc chính là tác nhân đầu tiên “giúp” cho nước dễ dàng xâm nhập. Vậy đối với các vết nứt to và rộng như thế này thì liệu sơn chống thấm thông thường có thể xử lý được triệt để hay không? Dĩ nhiên là không.

 

Sơn chống thấm thông thường không phải là biện pháp hiệu quả

Trên thực tế, lý thuyết và thực hành không phải lúc nào cũng song đôi với nhau. Theo thống kê, có đến 50% các đơn vị xây dựng áp dụng sơn chống thấm để xử lý chống thấm trần nhà, mái nhà. Đây là phương pháp thi công nhanh gọn, không tốn thời gian mà chi phí lại cực kỳ “tiết kiệm”. Tuy nhiên sau một thời gian ngắn, các tình trạng thấm, nứt sẽ quay trở lại. Lúc này nhận ra sự sai lầm có lẽ đã là quá muộn.

 

Sai lầm khi sử dụng sơn chống thấm tường nhà cho trần nhà

2.  Thấm chỗ nào, sửa chỗ đó để tiết kiệm chi phí

Chữa bệnh nhưng không phòng bệnh là một trong những sai lầm lớn nhất mà nhiều gia chủ mắc phải. Họ thường quan niệm rằng chỗ nào hư hỏng thì sửa và chống thấm chỗ đó. Tuy nhiên bạn không hề biết rằng, trên cùng một mặt phẳng mái nhà, trần nhà, các vết nứt thường nối đuôi nhau và lâu dần sẽ tạo nên những lỗ hổng kéo dài toàn bộ mái nhà của bạn. Vì thế, chỉ chống thấm vết nứt hiện có là chưa đủ. Để có thể phòng tránh các vết nứt tiếp theo, bạn cần xử lý chống thấm cho toàn bộ trần nhà.

Thấm mảng rộng sau khi mưa, bão

Xử lý chống thấm khu vực góc trần nhà

 

3. Sai lầm trong phương pháp thi công

Mỗi một khu vực trong nhà sẽ có các biện pháp chống thấm riêng biệt. Thế nhưng không phải đơn vị thi công nào cũng đưa ra các tính toán cụ thể để sửa chữa và chống thấm. Việc lạm dụng sơn chống thấm và áp dụng chung một nguyên tắc làm việc sẽ khiến cho công trình thi công không đảm bảo chất lượng.

Hiện nay, thị trường xây dựng đang phát triển không ngừng. Điều đó đòi hỏi ngành xây dựng cần đưa ra nhiều hơn các biện pháp xử lý chống thấm an toàn, hiệu quả và bền vững hơn. Hiện nay nhiều  đơn vị đang ứng dụng và sản xuất chất chống thấm gốc xi măng. Đây là chất chống thấm có 2 thành phần, bao gồm xi măng và chất gốc nhựa Acrylic. Khi sử dụng đồng thời biện pháp này, các liên kết bền vững sẽ tạo ra lớp màng nhựa giúp chống thấm và ngăn chặn nước vô cùng triệt để.

Tựu trung lại 3 sai lầm trên chính là mấu chốt khiến cho tình trạng thấm dột không được cải thiện, thậm chí là xảy ra liên miên. Vậy phương pháp thi công chống thấm trần nhà, mái nhà nào là hiệu quả nhất? 

 

Chống thấm sàn mái bằng keo

Sử dụng keo là phương pháp tối ưu khi thi công chống thấm trần nhà, mái nhà

 

Phương pháp xử lý trần nhà, mái nhà bị thấm hiệu quả nhất hiện nay

Đối với những vết thấm rộng thì nguyên nhân chủ yếu do các vết nứt sâu tận bên trong kết cấu của bê tông. Vì thế chúng ta cần sử dụng một “bài thuốc” liều cao để khắc phục tận gốc. Hiện nay, trong thi công chống thấm trần nhà, mái nhà, người ta thường phải trải qua các bước tiền hành sau đây:

Bước 1: Xử lý bề mặt trần nhà, mái nhà

Xử lý bề mặt là bước đầu tiên không thể bỏ qua trước khi chống thấm. Ở đây, đơn vị thi công sẽ làm sạch bề mặt bằng cách  cạo hết các lớp vữa thừa, bụi bẩn, dầu mỡ, tạp chất có trên bề mặt trần nhà. Mục đích chính của công đoạn này là để ngăn chặn không cho bất kỳ hạt nước hay bụi bẩn bên ngoài có thể xâm nhập và gây ô nhiễm, ảnh hưởng tới phụ gia chống thấm.

Xứ lý bề mặt trước khi chống thấm

Cạo bỏ lớp sơn bên ngoài

Bước 2:  Tiến hành chống thấm

Đối với những vết nứt sâu và các mảng trần bị thấm rộng, chúng ta nên sử dụng xi măng kết hợp với bơm keo Epoxy áp lực cao. Điều này giúp cho bề mặt các vết nứt sẽ được phủ kín, giữ cho lớp keo Epoxy không bị rò rỉ ra trước khi đông cứng, từ đó tạo áp lực đẩy ngược thấm sâu vào khe nứt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng biện pháp truyền dịch (Polyurethane)  và phun vữa hóa chất. Đây là phương pháp được thực hiện khá đơn giản và không cần phải đục phá, tháo dỡ thiết bị hiện có mà vẫn có thể hoàn thành trong vòng một ngày. Tuy nhiên, để hoàn thành đúng thời hạn và kỹ thuật thì đơn vị thi công phải có tay nghề cũng như kinh nghiệm lâu năm

Sau khi phối trộn với xi măng hoặc bê tông theo công thức chỉ dẫn, bạn tiến hành thi công chống thấm.  Để cho chất chống thấm thấm qua bề mặt trần và thấm vào gốc rễ của các vết nứt thì bạn cần chờ từ 12h đến 24h.

Qúa trình thi công chống thấm sàn mái

Chống thấm sàn mái chuyên nghiệp

Bước 3: Sơn lại bề mặt

Để hoàn thiện bề mặt trần nhà, bước cuối cùng bạn cần làm là sơn sửa lại bề mặt. Hãy sử dụng thêm một lớp sơn lót, sơn phủ để mỹ quan trần nhà được hài hòa với tổng thể chung.

Sơn lại trần nhà theo gam màu ban đầu

Mỗi một phương pháp xử lý chống thấm đều có các ưu nhược điểm riêng và được ứng dụng vào các khu vực khác nhau. Đối với trần nhà và mái nhà thì biện pháp kể trên chính là cách xử lý tối ưu nhất.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa nhà, Xây Dựng Thăng Tiến tự tin thi công chống thấm trần nhà, mái nhà hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Chúng tôi không chỉ áp dụng các nguyên tắc chống thấm trần nhà tốt nhất. Mà còn cập nhật thường xuyên những xu hướng, biện pháp sửa chữa sao cho chuyên nghiệp và đúng tiến độ. Mọi thông tin chi tiết, bạn đọc vui lòng liên hệ với Thăng Tiến qua hotline để được tư vấn tận tình, miễn phí và cùng tìm hiểu các chương trình ưu đãi cực hấp dẫn của chúng tôi.

Xem thêm: Chống thấm tường - Bước đệm quan trọng khi sửa nhà

Tags : > chong-tham Chống Thấm sơn nhà sửa chữa nhà
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
zalo
add_action('wp_footer', 'devvn_fix_zalome', 999999); function devvn_fix_zalome(){