Bạn đang có nhu cầu sửa chữa nhà nhưng ngân sách còn hạn chế. Bạn muốn sửa chữa nhà với chi phí tiết kiệm nhất. Bài viết này là dành cho bạn. Xem ngay những điều bạn cần quan tâm để tiết kiệm ngân sách sửa chữa nhà ngay nhé!
Đâu là lý do cần sửa chữa, cải tạo nhà?
Nhà ở đã cũ kỹ, xuống cấp
Nhà xây dựng đã lâu, bị xuống cấp, không gian sinh hoạt không đảm bảo. Cần cải tạo lại các hạng mục để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
Mở rộng thêm không gian
Lúc trước gia đình chỉ có 2 vợ chồng và con nhỏ nên không gian sinh hoạt không cần quá lớn. Nhưng khi con cái lớn lên thì cần có không gian riêng cho trẻ. Hay muốn thêm phòng để đón ông bà ngoài quê vào ở chung với con cháu.
Sửa chữa nâng cấp thêm tầng, thêm phòng là sự lựa chọn khi gia đình có nhiều người cho những ngôi nhà có không gian nhỏ.
Nhà cũ mới mua cần tu sửa
Mua lại nhà cũ, đã qua sử dụng sẽ không tránh khỏi những hạng mục bị hư hỏng cần phải trùng tu. Không ưng ý với thiết kế ngôi nhà mới mua, nhiều người tìm kiếm các đơn vị xây dựng uy tín để cải tạo lại nhà, sơn sửa cho phù hợp với nhu cầu.
Sửa chữa nhà để bán được giá cao
Rất nhiều người để bán được nhà với giá cao hơn, họ sẵn sàng chi một khoảng tiền để trùng tu lại toàn bộ ngôi nhà cho khang trang hơn. Một ngôi nhà được sơn sửa khang trang sẽ cải thiện giá bán ban đầu lến đến từ 30 - 40%.
Ngôi nhà không hợp phong thủy
Không phải ngôi nhà nào cũng hợp phong thủy với chủ nhà. Có thể lúc mới xây dựng ngôi nhà gia chủ đã quên xem xét yếu tố phong thủy. Hoặc nhà của bố mẹ để lại, cần sửa chữa hợp phong thủy để đón tài lộc vào nhà.
Thay đổi diện mạo cho ngôi nhà
Có thể ngôi nhà của bạn không có hư hỏng gì đáng kể. Nhưng bạn muốn thay đổi diện mạo mới để có được cảm giác mới, thổi luồng sinh khí mới cho mái ấm của gia đình.
Khoác lên ngôi nhà màu sơn mới sẽ tạo sự khác biệt. Hay một thay đổi trong căn phòng sẽ giúp tinh thần của mọi người trở nên thoải mái, sáng tạo hơn.
Làm sao sửa chữa nhà giúp tiết kiệm chi phí?
Sửa chữa nhà giá rẻ là mong muốn của hầu hết chủ nhà khi tiến hành cải tạo lại nhà. Vậy làm sao để sửa chữa nhà tiết kiệm chi phí nhất?
Câu trả lời của Xây dựng Thăng Tiến là sửa chữa nhà cần có quy trình và thời gian cụ thể để tối ưu chi phí nhất.
- Nếu chủ nhà không tỉ mỉ trong quá trình lên lộ trình cho phương án sửa chữa sẽ kéo dài thời gian sửa chữa và chi phí cũng bị cộng dồn thêm.
- Sửa chữa nhà cần có quy trình tránh trường hợp chất lượng cải tạo không tốt sẽ tác động đến ngôi nhà sau này.
Để sửa chữa nhà với chi phí tối ưu nhất, Xây dựng thăng tiến khuyên bạn lưu ý những điều sau đây!
1. Có ý tưởng thiết kế ban đầu
Đầu tiên, trước khi sửa chữa nhà bạn nên có hình dung về những thay đổi mới của ngôi nhà. Phong thủy là một điều bạn không nên bỏ qua khi sửa chữa lại nhà ở. Phong thủy nhà ở tốt sẽ giúp hanh thông gia tăng tài lộc cho gia chủ.
Tiếp đến, khi sửa chữa nhà thì đáp ứng nhu cầu của các thành viên trong gia đình là yếu tố cần được ưu tiên. Bạn nên có cuộc thảo luận với các thành viên trong gia đình mình.
Tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của từng thành viên từ đó phát thảo bản thiết kế phù hợp nhu cầu nhất.
2. Khảo sát hiện trạng, dự trù kinh phí
Bạn nên khảo sát lại toàn bộ ngôi nhà, nhất là những khu vực chuẩn bị sửa chữa. Tận dụng tối đa kết cầu ban đầu của ngôi nhà.
Sau khi khảo sát tình trạng ngôi nhà, kết hợp với thiết kế phát thảo ban đầu, bạn nên lập kế hoạch dự trù kinh phí cho từng hạng mục sửa chữa. Từ đó xem xét khả năng tài chính của gia đình để có mức điều chỉnh phù hợp.
3. Phải xin giấy phép sửa chữa nhà
Xây nhà phải xin giấy phép xây dựng thì sửa nhà cũng cần có giấy phép xây dựng để việc thi công diễn ra suôn sẻ. Đặc biệt là những thay đổi lớn có ảnh hưởng đến cấu trúc nhà. Đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các khu vực lân cận.
4. Hạn chế việc phải tháo dỡ tường nhà
Xem xét thật kỹ việc tháo dỡ tường, đây là hạn mục tốn thời gian và vất liệu nhất. Nếu không thật sự cần thiết phải tháo dỡ, bạn nên tận dụng kết cấu sẵn có của ngôi nhà để giảm thiểu chi phí.
5. Không nhất thiết phải lật bỏ phần gạch cũ rồi mới thi công lát sàn
Nếu bạn không lật bỏ phần gạch lót sàn cũ lên bạn sẽ tiết kiệm được 1 khoảng kha khá thời gian và công sức. Thay vào đó, bạn nên lát trực tiếp phần gạch mới lên trên phần gạch cũ.
Tuy nhiên, trường hợp này chỉ có thể áp dụng khi phần gạch cũ vẫn còn nguyên vẹn hoặc bị bong tróc với diện tích không đáng kể. Với những sàn nhà bị bong tróc với diện tích quá lớn thì bạn buộc phải lật hết phần gạch cũ lên mới lát gạch mới được.
6. Lựa chọn vật liệu xây dựng có giá thành phải chăng
Bạn nên tìm hiểu nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau. Nên ưu tiên các vật liệu tương tự nhưng có giá thành thấp hơn sử dụng. Điều này không làm giảm chất lượng công trình, mặc khác lại tiết kiệm ngân sách.
Thay thế các loại vật liệu, gạch lát, thiết bị nhập khẩu bằng các nguyên liệu trong nước. Tham khảo giá nguyên vật liệu xây dựng từ các đơn vị cung cấp vật tư uy tín.
7. Không cần cải tạo lại trần nhà
Đối với các sửa chữa không liên quan đến việc nâng tầng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng lại phần trần nhà cũ. Nếu muốn khác biệt, chỉ cần thay đổi màu sơn hay đơn giản là gắn thêm đèn chùm để tạo sự mới mẻ.
8. Hạn chế việc thay đổi đường điện, hệ thống dẫn nước
Để mang tính thẩm mỹ cho ngôi nhà, hệ thống điện và đường ống dẫn nước được thiết kế âm tường và âm sàn. Vì vậy để tiết kiệm chi phí sửa chữa nhà, bạn nên hạn chế thay đổi chúng.
Nếu không bị rò rỉ thì bạn nên hạn chế thay đổi liên quan đến đường ống dẫn nước. Hạn chế thay đổi vị trí khu vực bếp và nhà vệ sinh. Đây là 2 khu vực ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống nước của ngôi nhà.
9. Giảm thiểu tối đa chi phí mua sắm đồ mới
Bạn hoàn toàn có thể trưng dụng lại các đồ nội thất cũ còn tốt để giảm thiểu chi phí. Hệ thống đèn chiếu sáng không cần phải thay mới nếu chưa cần thiết.
Nếu đồ gỗ bị xỉn màu, có thể sơn mới lại. Thay đổi cách bố trí đồ dùng cũng sẽ tạo nên sự khác biệt, mới mẻ cho không gian.
10. Lựa chọn đơn vị sửa chữa nhà uy tín, giá rẻ
Bạn nên lựa chọn các công ty xây dựng uy tín trên địa bàn. Tìm hiểu thật kỹ thông tin trên mạng Internet. Khảo sát ý kiến từ người thân, bạn bè đã có kinh nghiệm thuê đơn vị thi công sửa chữa nhà. Yêu cầu gửi báo giá và chi tiết các hạng mục cần sửa chữa. Đưa yêu cầu và mức kinh phí dự trù để có sự thống nhất giữa đôi bên.
Hy vọng với những chia sẻ từ Xây dựng Thăng Tiến, các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm sửa chữa nhà tốt nhất và tiết kiệm chi phí nhất. Chúc các bạn thành công!
>>>> Có thể bạn chưa biết: 7 nguyên tắc chọn màu sơn nhà